THÀNH PHẦN TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI
Nước thải chế biến mủ cao su có hàm lượng nhỏ cao su tan, một lượng lớn Protein, đường, lipit, carotenord, chất hữu cơ, vô cơ, chúng điều bắt nguồn từ cao su thiên nhiên. Đặc biệt trong quá trình sản xuất cao su có sử dụng acid formic, acid phosphoric hay acid sulfuric nên nước thải chế biến cao su có pH dao động khoảng 4,2 đến 6,3. Hàm lượng BOD trong nhà máy chế biến cao su tinh khiết khoảng 3600mg/l, nhà máy cao su tái chế khoảng 750 mg/l, cao su tấm (RSS) khoảng 2600 mg/l và cao su bánh khoảng 1750mg/l. (Nguồn: Sự cần thiết và chức năng của trạm xử lý nước thải trong các nhà máy cao su – Dự án cải tạo nông nghiệp của ngân hàng Thế Giới).
Nước thải đánh đông có nồng độ chất bẩn cao nhất, chủ yếu là các serum còn lại trong nước thải sau khi vớt mủ bao gồm một số hóa chất đặc trưng như acid axetic CH3COOH, protein, đường, cao su thừa, lượng mủ chưa đông tụ nhiều do đó còn thừa một lượng lớn cao su ở dạng keo; pH thấp khoảng 5 – 5.5. Nước thải ở các công đoạn khác (cán, băm,… ) có hàm lượng chất hữu cơ thấp, hàm lượng cao su chưa đông tụ hầu như không đáng kể.
Đặc trưng cơ bản của các nhà máy chế biến cao su đó là sự phát sinh mùi. Mùi hôi thối sinh ra do men phân hủy protein trong môi trường acid. Chúng tạo thành nhiều chất khí khác nhau.Vì vậy việc xử lý nước thải nhà máy cao su là một vấn đề quan trọng cần phải được giải quyết.
Nước thải cao su phát sinh chủ yếu từ 2 nguồn chính thải ra liên tục trong thời gian sản xuất gồm:
Nước thải từ phân xưởng sản xuất mủ cốm: bao gồm nước thải từ các mương đánh đông, máy cắt, ép...thường mang các hóa chất hòa tan trong nó như tác nhân bảo quản, amoniac, axit formic hoặc axit axetic, các chất hữu cơ, các hạt mủ chưa kịp đông…
Nước thải từ phân xưởng mủ tạp: bao gồm nước thải bể ngâm mủ tạp, nước thải từ máy cán, cắt...chứa các chất rắn như bụi đất, rác, các chất bẩn khác bám dính trên mủ khi thu gom về nhà máy. Ngoài ra còn có nước thải từ vệ sinh và xúc rửa xe bồn nhưng chỉ được thải gián đoạn khi xúc rửa xe.
Như vậy nước thải sản xuất chủ yếu có tính chất như sau: lưu lượng cao, độ pH thấp, hàm lượng chất lơ lửng cao, trong đó mủ cao su ở dạng hạt nhỏ chiếm tỷ lệ rất lớn. Trong nước thải của phân xưởng mủ tạp có chứa nhiều cặn đất. Tải lượng và hàm lượng chất hữu cơ cao.
Các tiêu chí lựa chọn quy trình công nghệ
Lựa chọn sơ đồ công nghệ là một khâu rất quan trọng trong việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải, quyết định sự thành công hay không của công trình xử lý, tính kinh tế và khả thi của hệ thống.
Việc lựa chọn quy trình công nghệ công nghệ tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau:
- Công nghệ phải đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo qui định.
- Công nghệ đơn giản, dễ vận hành, có tính ổn định cao, chi phí đầu tư tối ưu.
- Công nghệ đảm bảo được mức an toàn cao trong trường hợp có sự cố thay đổi lớn về lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm.
- Công nghệ xử lý phải mang tính hiện đại, thời gian sử dụng lâu dài.
- Ngoài ra cần phải chú ý đến các yếu tố như: Chi phí đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành và bảo trì; điều kiện mặt bằng có thể đáp ứng.
SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ
|
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải cao su
THUYẾT MINH SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ
Nước thải từ nhiều nguồn thải khác nhau sẽ tự chảy trong hệ thống ống thoát nước đến trạm bơm dâng và từ đây nước thải được bơm về ngăn tiếp nhận của trạm xử lý, nhờ có song chắn rác cố định, thiết bị lọc rác tự động sẽ giữ lại các rác thải có kích cỡ lớn hơn 5mm cản trở dòng chảy. Rác thải được lấy theo định kỳ và thải bỏ tại bãi chôn lấp. , nước thải mủ nước dẫn vào bể gạn mủ, các bông mủ được kết dính với nhau, được chuyển sang bể chứa mủ, định kỳ vớt lên sân phơi mủ cho róc nước, rồi đóng bao bán như cao su thứ liệu. Sau bể gạn mủ nước thải được lược qua một lần nữa bởi song chắn rác tinh rồi dẫn sang bể điều hòa ổn định lưu lượng trước khi đưa vào xử lý, từ bể điều hoà được 2 bơm chuyên dụng hoạt động luân phiên chạy 1 dự phòng 1, bơm lên máng đo lưu lượng. Nhờ máng đo, lưu lượng nước thải sẽ ổn định, kể cả trường hợp bơm bị tắc một phần do cao su bám vô cánh bơm, đường ống. Mặc dù cao su được tách khá nhiều ở bể gạn mủ, nhưng vẫn còn một số lọt sang bể điều hòa, nên định kỳ vẫn vớt được một số mủ ở bể này đưa sang bể chứa mủ, tuy nhiên chất lượng mủ có kém hơn. Từ máng đo, nước được trích PAC và NaOH nâng pH đến khoảng tối ưu 6,8 – 7,2. Các bông bùn được tạo thành từ PAC sẽ hấp thụ và kết dính các chất lơ lửng và một số chất hòa tan. Sau đó các bông bùn sẽ kết dính lại với nhau lại tạo thành các bông cặn có tỷ trọng lớn lắng xuống đáy bể lắng. Từ bể lắng, nước thải tự chảy vào mương phân phối, được điều chỉnh pH thích hợp cho qua trình xử lý bằng vi sinh tiếp theo. Ở bể xử lý kị khí UASB, nước thải được bơm từ dưới lên bằng hệ thống đầu phân phối nước nhằm xáo trộn dòng nước để vi sinh vật kỵ khí trong bể tiếp xúc tốt với dòng nước thải để xử lý các chất ô nhiễm.
Để đạt được hiệu quả tối ưu cho quá trình xử lý sinh học thì nồng độ chất hữu cơ BOD5 : N : P = 100 : 5 : 1 vì vậy sẽ bổ sung chất dinh dưỡng cho bể kị khí để đạ hiệu quả xử lý tối ưu. Đồng thời, nước thải sau khi qua quá trình xử lý keo tụ pH sẽ thay đổi nên trước khi đưa vào bể UASB nước thải được kiểm tra và điều chỉnh pH thích hợp.
Nước thải từ bể UASB sẽ được chảy ổn định sang bể SBR theo từng mẻ liên tục. Bùn trong bể UASB sẽ được bơm định kỳ bơm về bể chứa bùn.
Tại bể SBR, xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học theo quy trình phản ứng từng mẻ liên tục do đó có khả năng xử lý nitrit và phopho. Xử lý theo từng mẻ nên quá trình loại bỏ BOD COD đạt hiệu quả cao, bảo đảm tiêu chuẩn xả ra môi trường. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ xảy ra như sau:
Chất hữu cơ + O2 + Chất dinh dưỡng => CO2 + H20 + Sản phẩm khác
Sau khi hàm lượng các chất ô nhiễm trong nước thải được xử lý và giảm một cách đáng kể ở pha phản ứng và pha lắng đến pha xả bùn thì các bông bùn lắng dưới đáy được tháo ra đưa về bể chứa bùn. Nước trong sau lắng được đưa vào bể khử trùng và cho NaOCl vào để khử và thải ra ngoài. Bùn dư được bơm chứa trong bể bùn, từ đó được 2 bơm hoạt động luân phiên, bơm sang máy ép bùn, trộn với polymer để ép tách nước. Nước sau tách bùn được đưa về hố thu gom. Bùn sau khi qua máy ép được đưa đến khu xử lý tập trung.
Rất hân hạnh được tư vấn cho Quý khách hàng.
|
|